Từ bao đời nay , đất là môi trường sống và phát triển của các loại cây trồng – nguồn thực phẩm nuôi sống chúng ta và hơn thế nữa đó là nguồn nuôi dưỡng và duy trì sự sống trên hành tinh chúng ta . Tuy nhiên do yêu cầu của sự phát triển mà chúng ta đã và đang vắt kiệt sức của đất thông qua thâm canh và sử dụng quá mức các nguồn dinh dưỡng bổ sung từ bên ngoài vào đất . Điều đó làm đất ngày trở nên chai cứng , mất dần sức sản xuất .

Phải cải tạo lại môi trường đất . Duy trì và phát triển sức sống của đất bền vững .

 Đất sản xuất với chất lượng cao sẽ cho nông sản chất lượng cao.

 Cải tạo đất là làm lý tính đất đạt được mục tiêu : mềm , tơi xốp , tăng khả năng giữ nước và khả năng thoát nước , tạo điều kiện tốt nhất cho rễ cây phát triển . Đất phải bảo vệ được cổ rễ và rễ cây trước sự xâm hại của các loại nấm bệnh . Đất phải tăng độ mùn , giữ chất dinh dưỡng . Cải tạo đất là cải thiện được tính chất sinh học của đất trồng , tăng chủng loại vi sinh vật có ích , nâng cao sức sống rễ cây , tiêu diệt mầm bệnh hại có trong đất .

Nguồn ảnh: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

Phải làm cho đất trở thành đất khoẻ  –  sẽ cho cây khoẻ – cây khỏe  sẽ không sâu bệnh sẽ cho năng suất cao , phẩm chất tốt .

Đất là một cơ thể sống . Hãy yêu thương đất , hãy giữ gìn đất cho thế hệ mai sau.

Tuy nhiên , do phương thức canh tác hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã , đang và sẽ gặp phải các vấnđề sau :                             

  • Ô nhiễm đất trồng và nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.
  • Sản phẩm nông nghiệp bị ô nhiễm trầm trọng do từ việc sử dụng hóa chất   gây hại cho sức khỏe người dân.
  • 100% cây trồng đều bị sâu bệnh hại trong tất cả các mùa vụ trong năm, có những loại sâu bệnh phát triển thành dịch không khống chế được.
  • Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của VN luôn phải đối đầu với việc bị phát hiện dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
  • Nông dân VN hiện nay đều có tâm lý là phải sử dụng hóa chất thì mới sản xuất nông nghiệp được.

Hiện cũng đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề dang tồn tại trong sản xuất nông nghiệp , nhưng tất cả những vấn đề hạn chế như đã nêu trên về việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đều có nguồn gốc, căn nguyên từ đất.

            Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, đất sản xuất là tài sản vô giá, là cội nguồn của cả quá trình tạo ra sản phẩm. Đất là môi trường sống và phát triển của cây trồng, đất có tốt, có khỏe, cây mới tốt, mới khỏe. Môi trường đất là nơi chứa đựng: nước, dinh dưỡng, các sinh vật và vi sinh vật quyết định cho sự sống còn cho cây trồng. Các nguồn gốc sâu bệnh cũng là từ đất.

            Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay tất cả các quan niệm và sản phẩm dùng cho nông nghiệp (trồng trọt) đều đề cao sử dụng hóa chất và đều nhắm vào đối tượng là cây trồng.

            Như vậy, chúng ta nhận thấy đất mới là đối tượng cần tác động và phải tác động bằng biện pháp tự nhiên, không hóa chất. Từ đây, đất sẽ không ô nhiễm, đất sẽ trở thành ngôi nhà tuyệt vời cho các sinh vật đất và vi sinh vật đất đất sinh sống , phát triển , đất khỏe không còn là nguồn gốc sinh ra sâu bệnh, là môi trường màu mỡ, phì nhiêu cho cây sinh trưởng tốt, không cần đến hóa chất và cuối cùng kết quả là: sản phẩm sẽ sạch sẽ, an toàn chất lượng cao.

            Từ những thực trạng trên , chúng tôinghĩ rằng phải có một hướng nghĩ khác , nghiên cứu khác để có giải pháp thoát khỏi vòng tròn :  sản xuất nông sản phải cần sử dụng nhiều hoá chất  càng sử dụng nhiều hoá chất càng suy giảm sức sản xuất , càng suy giảm sức sản xuất thì lại càng phải sử dụng nhiều hoá chất hơn nữa.

Vòng tròn lẩn quẩn này dẫn đến môi trường đất , nước , không khí càng xấu đi một cách không thể cứu vãn và sức khoẻ con người ngày càng bị đe doạ một cách nghiêm trọng.

Vấn đề đặt ra là : Phải có sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đáp ứng các yêu cầu sau :

  1. Không sử dụng hoá chất.
  2. Làm môi trường đất tốt hơn theo thời gian canh tác.
  3. An toàn cho con người , môi trường đất và môi trường sống.
  4. Phổ thông , dễ áp dụng.
  5. Chi phí không cao , tiết kiệm.

Xuất phát từ những quan điểm trên ,CÔNG TY NGUYỄN THANH HẢI định hướng hoạt động theo nguyên tắc : Bền vững – Bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ con người – Làm giàu cho người sản xuất nông nghiệp.