Tác giả chính: NGUYỄN THANH HẢI, Đồng tác giả: NGUYỄN HOÀNG NGUYÊN – Công ty TNHH MTV TM Nguyễn Thanh Hải, Viện Địa lý Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu các loại gia vị bên cạnh các nông sản truyền thống như tiêu, điều, cà phê, cao su, lúa gạo,… Ớt là một trong những mặt hàng gia vị Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaysia. Trong canh tác ớt , điều dáng quan tâm nhất đó là ớt là cây rất dễ và thường xuyên bị các loại sâu bệnh hại tấn công. Các loại sâu bệnh hại rất khó phòng trị phải dùng thuốc bvtv có độ độc cao thường xuyên và liều lượng ngày càng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, việc Malaysia thông báo cấm nhập khẩu ớt Việt Nam trong tháng 10/2018 với lý do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép đã gây tác động tiêu cực đến xuất khẩu ớt nói riêng và làm suy giảm uy tín về hàng gia vị của Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài đến mục tiêu xuất khẩu rau gia vị của Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng chất cải tạo đất có nguồn gốc sinh học SEA của công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải vào trồng ớt. Đây là sản phẩm đã thương mại hóa và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép sản xuất và lưu hành. Kết quả ứng dụng chế phẩm SEA vào trồng ớt tại hợp tác xã nông nghiệp Thịnh Phát, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong 2 tháng 7-9/2018 , đây là những tháng mùa mưa cây ớt thường hay bị sâu bệnh nhiều nhất . Kết quả : ( 1 ) Chỉ có 3 phần ngàn cây bị nhiễm bệnh , không bị các loại sâu bệnh hại , không sử dụng thuốc bvtv , so với đối chứng thì đối chứng có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh và thất thu là gần 80% ; (2) mẫu ớt phân tích tại Trung tâm Quatest 3 không phát hiện tồn dư các hóa chất bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ, chlorothalonil, carbamate và dithiocarbamate, cúc tổng hợp và triazole.


TỔNG QUAN

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu nông sản tới 180 quốc gia, mang về giá trị 35 tỷ USD. Đặc biệt, giá trị xuất siêu nông sản luôn đạt 7-8 tỷ USD/năm. Bên cạnh các mặt hàng nông sản chủ lực như tiêu, điều, gạo, cao su,… trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu các loại gia vị như rau thơm, ớt đến các thị trường như Trung Quốc, châu Âu, và khối Asean.

Từ năm 2016, Malaysia bắt đầu nhập khẩu ớt của Việt Nam. Tuy giá trị nhập khẩu chưa cao, nhưng Malaysia là quốc gia thu mua ớt với giá cao và là một trong ba thị trường xuất khẩu chính của trái ớt Việt Nam, bên cạnh thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Tháng 10/2018, theo Cục Bảo vệ thực vật, Malaysia đã chính thức cấm nhập khẩu ớt Việt Nam với lý do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Việc Malaysia cấm nhập khẩu đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu ớt của Việt Nam. Bên cạnh thiệt hại của những doanh nghiệp và người nông dân trồng, thu mua và xuất khẩu ớt, việc bị cấm nhập khẩu từ một quốc gia dùng nhiều gia vị như Malaysia cũng làm giảm uy tín quốc gia, thu hẹp thị trường xuất khẩu của cây ớt nói riêng và gia vị Việt Nam nói chung.

Nguyên nhân chính của việc này chính là do tập quán canh tác truyền thống sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật dẫn đến ảnh hưởng chất lượng nông sản và làm ô nhiễm môi trường đất. Về lâu dài, việc canh tác này không chỉ làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, làm suy giảm chất lượng nòi giống người Việt Nam.

Xuất phát từ hiện trạng này, nhóm tác giả đã ứng dụng chất cải tạo đất có nguồn gốc sinh học vào trồng ớt với mục tiêu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Chất cải tạo đất sinh học được lựa chọn là Phân bón cải tạo đất NTH (SEA) của Công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải, sản phẩm đã được cấp phép sản xuất và quyết định công nhận lưu hành của Cục bảo vệ thực vật.

Ớt được lựa chọn nghiên cứu vì ớt là cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và thường gặp các bệnh như đen thân, đốm lá, héo rũ do nấm mốc. Do đó, trong quá trình trồng trọt, rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng dẫn đến ớt thường bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi thu hoạch. Trong khi đó, chất cải tạo đất hữu cơ NTH (SEA) lại được sử dụng chủ yếu vào trong đất và có nguồn gốc sinh học an toàn, có thể giúp giải quyết tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong ớt, góp phần đáp ứng yêu cầu chất lượng khắt khe của các quốc gia nhập khẩu ớt.


PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng nghiên cứu

  1. Chất cải tạo đất

Chất cải tạo đất được lựa chọn là chế phẩm sinh học SEA của công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải. Nguyên nhân lựa chọn chế phẩm này vì các lý do sau:

  1. Chất cải tạo đất SEA được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép sản xuất số: 08.142.0717 ngày 24 tháng 7 năm 2017, Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng sở hữu số: 265992 ngày 20 tháng 7 năm 2016 và Quyết định số 879/QĐ-BVTV-PB ngày 23/7/2018 của Cục bảo vệ thực vật về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
  2. Thành phần của SEA hoàn toàn gồm các nguyên liệu từ thiên nhiên bao gồm:
  3. Chất hữu cơ  :             2%
  4. Na ( hữu cơ )   :          ≤ 0,2%
  5. pH                    :          8 -11
  6. Công dụng chính của sản phẩm là cải tạo đất, cụ thể:
  7. Làm cho đất ngày càng màu mỡ, phì nhiêu.
  8. Cây trồng phát triển tốt, mạnh khỏe.
  9. Giúp cây suy kiệt nhanh chóng phục hồi.
  10. Phẩm chất nông sản ngày càng ngon, tự nhiên.
  11. Hạn chế sử dụng và dần dần không sử dụng hóa chất.
  12. Tiết kiệm chi phí.
  13. Đối tượng trồng: ớt trồng phục vụ xuất khẩu tại Hợp tác xã nông nghiệp Thịnh Phát, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Thời gian thực hiện

Tiến hành thử nghiệm trên ớt vụ mùa tháng 7-9/2018

Lấy mẫu và phân tích mẫu ớt: tháng 9-10/2018

Phương pháp tiến hành

  1. Đề xuất quy trình sử dụng chất cải tạo đất sinh học SEA vào trồng ớt xuất khẩu. Quy trình được thực hiện cụ thể như sau:
  2. Tưới SEA vào bầu cây con . tỷ lệ pha 1/40.
  3. Tưới SEA vào đất trước trồng .
  4. Sau trồng 20 ngày tưới SEA 1 lần nữa.
  5. Định kỳ  1,5 –  2 tháng tưới SEA vào đất 1 lần.
  6. Phun lên thân lá tỷ lệ 1/80 , phun định kỳ 20 ngày /lần.
  7. Bón bổ sung phân hữu cơ.
  8. Thu mẫu và phân tích mẫu. Sản phẩm thu được sẽ gửi phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
  9. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ
  10. Hàm lượng chlorothalonil
  11. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate
  12. Hàm lượng thuốc bảo vệ cúc tổng hợp
  13. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật triazole
  14. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm dithiocarbamate

KẾT QUẢ

  1. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ

Bảng 1: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ (mg/kg)

STTTên chỉ tiêuPhương pháp thửGiới hạn phát hiệnKết quả thử nghiệm
1Azinphos-metylEN 15662:2018 (GC/MSMS)0,01Không phát hiện
2Chlopyrifos-metyl0,01Không phát hiện
3Chlopyrifos-ethyl0,01Không phát hiện
4Diazinon0,01Không phát hiện
5Ethion0,01Không phát hiện
6Fenitrothion0,01Không phát hiện
7Fenthion0,01Không phát hiện
8Malathion0,01Không phát hiện
9Parathion-ethyl0,01Không phát hiện
10Parathion-metyl0,01Không phát hiện
11Pirimiphos-ethyl0,01Không phát hiện
12Pirimiphos-metyl0,01Không phát hiện
13Phenthoate0,01Không phát hiện
14Phorate0,01Không phát hiện
15Phosalone0,01Không phát hiện

Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018

  • Hàm lượng chlorothalonil

Bảng 2: Hàm lượng chlorothalonil (mg/kg)

STTTên chỉ tiêuPhương pháp thửGiới hạn phát hiệnKết quả thử nghiệm
1chlorothalonilTk. EN 15662:2018 (GC/MSMS)0,01Không phát hiện

Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018

  • Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate

Bảng 3: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate (mg/kg)

STTTên chỉ tiêuPhương pháp thửGiới hạn phát hiệnKết quả thử nghiệm
1AldicarbEN 15662:2018 (LC/MSMS)0,01Không phát hiện
2Aldicarb sulfone0,01Không phát hiện
3Aldicarb sulfoxide0,01Không phát hiện
4Carbaryl0,01Không phát hiện
5Carbendazim0,01Không phát hiện
6Carbofuran0,01Không phát hiện
7Fenobucarb0,01Không phát hiện
8Imidacloprid0,01Không phát hiện
9Isoprocarb0,01Không phát hiện
10Methiocarb0,01Không phát hiện
11Methomyl0,01Không phát hiện
12Oxamyl0,01Không phát hiện
13Propoxur0,01Không phát hiện
14Thiabendazole0,01Không phát hiện

Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018

  • Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cúc tổng hợp

Bảng 4: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cúc tổng hợp (mg/kg)

STTTên chỉ tiêuPhương pháp thửGiới hạn phát hiệnKết quả thử nghiệm
1BifenthrinEN 15662:2018 (GC/MSMS)0,05Không phát hiện
2Cyfluthrin0,05Không phát hiện
3Permethrin0,05Không phát hiện
4Cypermethrin0,05Không phát hiện
5Fenvalerate0,05Không phát hiện
6Deltamethrin0,05Không phát hiện
7Lamda-cyhalothrin0,05Không phát hiện

Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018

  • Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật triazole và nhóm dithiocarbamate

Bảng 5: Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật triazole và dithiocarbamate (mg/kg)

STTTên chỉ tiêuPhương pháp thửGiới hạn phát hiệnKết quả thử nghiệm
Thuốc BVTV TriazoleEN 15662:2018 (LC/MSMS)  
1Hexaconazole0,01Không phát hiện
2Difenoconazole0,01Không phát hiện
3Fenbuconazole0,01Không phát hiện
4Propiconazole0,01Không phát hiện
5Tebuconazole0,01Không phát hiện
6Penconazole0,01Không phát hiện
7Tricyclazole0,01Không phát hiện
Nhóm dithiocarbamate (quy về CS2)QTTN/KT3 059:2018 (GC/MS)0,05Không phát hiện

Nguồn: Quatest 3, 3/10/2018

Nhận xét:

  • Các kết quả phân tích đều cho thấy mẫu ớt đạt yêu cầu về việc không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.
  • Kết quả phân tích các thành phần độc tố của chế phẩm SEA

Bảng 6. Kết quả phân tích một số thành phần độc tố trong SEA

STTChỉ tiêuĐơn vịKết quả phân tíchQCVN 01:2009/BYT
1As tổng sốmg/lKPH (<0,005)0,01
2Cdmg/lKPH (<0,0005)0,003
3Pbmg/lKPH (<0,005)0,01
4CNmg/lKPH (<0,01)0,07
5Cr tổng sốmg/lKPH (<0,05)0,05
6Hgmg/lKPH (<0,001)0,001
7Phenolmg/lKPH (<0,001)1
8Carbofuranmg/lKPH (<0,005)5
92,4 Dmg/lKPH (<0,003)30
10ColiformMPN/100mlKPH0

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định môi trường Vinacontrol, 2014

Ghi chú:

  • KPH: Không phát hiện
  • QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y Tế

Nhận xét:

Kết quả phân tích khi so sánh với quy chuẩn nước sử dụng cho ăn uống của Bộ Y Tế cho thấy các thông số gây độc ở dưới ngưỡng phát hiện của các phương pháp phân tích và nhỏ hơn các quy định của bộ Y Tế. Nguyên nhân là chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật thiên nhiên và không sử dụng các hóa chất độc hại.

Bản chất của sản phẩm là chất cải tạo đất, do đó, yêu cầu chất lượng các thành phần nguyên liệu khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo an toàn, không gây độc cho đất, cây trồng. Từ đó, đảm bảo cho sinh vật môi trường phát triển an toàn.

Môi trường an toàn sẽ đảm bảo cho nông sản an toàn, bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng thực phẩm.


KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đã cho thấy khả năng sử dụng một chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện môi trường và an toàn cho nông sản vào sản xuất nông nghiệp.

Chế phẩm được nghiên cứu ứng dụng trên cây ớt cho kết quả đạt các yêu cầu về không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. Đây sẽ là cơ sở để phát triển ứng dụng rộng rãi, không chỉ đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước mà còn có thể cung cấp nông sản an toàn, chất lượng cao cho chính người tiêu dùng trong nước.

Dựa trên những kết quả phân tích và những số liệu ghi nhận được cho thấy tiềm năng ứng dụng của chế phẩm vào việc sản xuất nông sản sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.